Màng chống thấm được phân loại dựa theo cách thức thi công có các loại sau:
1. Màng khò nóng bao gồm các loại:
- Màng khò mặt cát: Dùng thi công cho các hạng mục có lớp phủ bảo vệ.
- Màng khò mặt đá: Dùng thi công cho: Sân thượng, máng xối … để lộ thiên
- Màng khò mặt trơn: Dùng thi công chống thấm cho các hạng mục có lớp phủ bảo vệ
2. Màng chống thấm tự dính thi công lạnh bao gồm:
- Màng tự dính mặt trơn: Chống thấm cho sân thượng, sàn mái, nhà vệ sinh…
- Màng tự dính mặt nhôm: Dùng chống dột, cách nhiệt và bảo vệ mái tôn.
VI. ỨNG DỤNG CHỐNG THẤM CHO CÁC HẠNG MỤC.
- Mái nhà, hiên, sân, ban công, các vị trí bị trũng
- Tầng hầm và các kết cấu bê tông
- Bể bơi và các bể chứa nước
- Cầu và các đường ống, đường hầm.
VII. ƯU ĐIỂM CỦA CHỐNG THẤM BẰNG MÀNG BITUM.
- Khả năng chống thấm cao, ngay cả với môi trường áp suất hơi nước lớn
- Khả năng chịu tải lớn
- Độ đàn hồi cao
- Chịu mỏi và cường độ chịu đâm thủng lớn
- Có khả năng chịu xé và chịu kéo rất tốt
- Thích ứng tốt khi nhiệt độ xuống mức lạnh.
VIII. THI CÔNG MÀNG CHỐNG THẤM BITUM.
Chuẩn bị mặt bằng:
Bước quan trọng đầu tiên trong thi công chống thấm là chuẩn bị bề mặt thi công. Bề mặt thi công phải được loại bỏ: Bụi, đá, dầu mỡ, cắt ty sắt thừa, xử lý lồi lõm cho bằng phẳng…. Các góc nhọn ở tường được trám vữa tạo thành góc tù.
Quét lớp lót :
Sử dụng lớp sơn lót bitum gốc dầu hoặc gốc nước để quét lót lên mặt bê tông nhằm tăng độ bám dính cho lớp màng. Định mức lớp lót tùy thuộc vào loại lót được chọn.
Dán màng:
Sau khi quét lớp lót đã khô, bắt đầu tiến hành dán màng. Căn chỉnh cuộn màng trước trên bề mặt thi công.
- Đối với màng khò: Dùng đèn khò gas, khò phần mặt dưới của cuộn màng đến khi bề mặt bitum đạt độ nóng và bắt đầu chảy mềm ra thì tiến hành dán. Khi dán dùng lực ấn nhẹ màng vừa đủ để màng bám dính và tránh bọt khí.
- Đối với màng tự dính: Bóc lớp bảo vệ mặt tự dính và dán xuống bề mặt thi công. Vừa dán vừa miết đều để tránh bọt khí.
Lưu ý: Thi công kỹ ở các phần chồng mí và vén màng cao lên trên tường.
Thi công lớp phủ bảo vệ:
Sau khi lớp màng khò tiến hành thi công lớp phủ bảo vệ tối thiểu là lớp vữa 3cm ( Trừ màng mặt đá có thể để lộ thiên).
IX. CÁC LOẠI MÀNG CHỐNG THẤM PHỔ BIẾN.
-
Màng SIKA.
-
Màng INDEX.
- Màng CONMIK.
-
Màng AI CẬP.
X. BÁO GIÁ THI CÔNG MÀNG.
Thi công màng chống thấm là công việc không khó đối với những thợ có kinh nghiệm. Tuy nhiên, đối với những đơn vị không có kinh nghiệm thì cần phải lưu ý, tìm hiểu thi công đúng quy trình để đạt hiệu quả cao nhất.
Giá thi công màng phụ thuộc vào nhiều yếu tố sau:
- Loại vật tư thi công: Loại màng, chất lượng màng…
- Hiện trạng mặt bằng thi công
- Diện tích mặt sàn thi công.
- Hạng mục công việc phải làm.
- Các yêu cầu khác từ chủ đầu tư.