– Trong trường hợp bề mặt cần sơn lại còn mới cần dùng đá mài hoặc giấy ráp đánh qua hết toàn bộ bề mặt nhằm tạo chân bám trước khi thi công lớp sơn mới.
– Đối với bề mặt tường quá cũ nát, sau khi vệ sinh xong cần tiến hành xối rửa lại bằng nước sạch sau đó để khô mới tiến hành cho thi công.
-
Thi công sơn chống thấm.
– Đối với những bề mặt không trang trí hoặc không sơn màu thì cần phải tiến hành sơn chống thấm. Việc sơn chống thấm nhằm bảo vệ cho công trình tránh khỏi tác động của yếu tố mưa ẩm. Đặc biệt là với khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều như ở Việt Nam thì không thể bỏ qua khâu này.
– Bề mặt tường trước khi sơn chống thấm, cũng cần được vệ sinh qua nhằm làm sạch bề mặt, tăng độ bám dính cũng như tuổi thọ của lớp sơn.
– Tiến hành sơn chống thấm lần 1 – 02h sau khi thi công lần 1 mới tiền hành cho thi công hoàn thiện lần 2. Việc giữ khoảng cách thời gian nhằm để lớp sơn 1 đạt đủ độ khô cần thiết.
– Cuối cùng, sau khi tiến hành sơn chống thấm lần 2, quan sát bằng mắt thường, thấy lớp sơn phủ đều trên bề mặt, không có vệt, không bị lệch màu giữa các lớp là đạt.
-
Thi công bột trét (bột bả) matit .
- Bột trét tường là vật liệu dùng để che khe nứt, khuyết điểm tạo bề mặt bằng phẳng cho các bề mặt tường nội và ngoại thất trước khi thi công lớp sơn lót, lớp sơn phủ phía trên.
- Thi công sơn lót.
- Dùng Rulo (lu lăn sơn) tiến hành sơn lót chống kiềm. Tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện có thể sơn lót 01 hoặc 02 lớp chống kiềm. Mỗi lớp sơn phải đảm bảo cách nhau ít nhất 01h để đảm bảo độ khô cần thiết.
- Có thể pha thêm từ 5-10% dung môi ( nước sạch) theo thể tích trước khi thi công. Việc pha thêm dung môi nhằm gia tăng độ phủ tối đa và giúp cho việc thi công được dễ dàng hơn.
- Sơn lớp sơn hoàn thiện (sơn màu).